1. Skip to Menu
  2. Skip to Content
  3. Skip to Footer

Đập phá đầu cọc bê tông

Đập phá đầu cọc bê tông chuyên nghiệp của công ty an địnhTrong thi công xây dựng công trình tại các vùng đất yếu thì việc ép cọc bê tông hoặc khoan cọc nhồi để có được nền móng tốt nhất. Để có một công trình tốt thì phải có được nền móng tốt, mà muốn nền móng tốt thì các cọc bê tông phải tốt, phải đủ độ sâu, đủ chịu tải của trọng lực và các lực địa chấn nếu có.

Thông thường những công trình cao tầng hoặc các công trình giao thông lớn thì các cọc khoan nhồi thường có đường kính 1000 đến 1200mm. Sau khi công tác khoan cọc đã được hoàn tất và định vị cao độ thì công việc xử lý tiếp theo là đập phá đầu cọc bê tông phần dư và để lại thép chờ để nối với kết cẩu phía trên.

Để có được hiệu quả công việc trong đập phá đầu cọc bê tông, thông thường người ta sử dụng thiết bị phá đầu cọc bê tông chuyên dùng hoặc xe cơ giới. Nhưng sẽ có một số phát sinh xảy ra, đó là tiến độ và chất lượng của cọc bê tông sau khi đục ( không sứt cạnh cọc lớn dưới phần đánh dấu cao độ). Vậy giải pháp nào cho việc này?

1. Cắt tiện cọc tại cao độ đánh dấu

- Sau khi đánh dấu cao độ trên từng cọc bê tông, chúng ta tiến hành cắt tiện xung quanh cọc ( chưa tới thép). Nhằm mục đích khi đục sẽ không bị sứt mẻ phần cọc còn lại.
- Thiết bị cắt cọc hiệu quả và an toàn có thể sử dụng máy diesel với lưỡi cắt đĩa 500mm.

2. Tiến hành đập phá đầu cọc bê tông bằng xe cơ giới

Thi công đập phá đầu cọc bê tông bằng xe cơ giới

Hình 1: Đập phá đầu cọc bê tông bằng xe cơ giới

- Để tăng hiệu quả công việc và giảm chi phí thì việc sử dụng xe cơ giới vào thi công là việc làm cần thiết và phù hợp nhất.
- Xe cơ giới được gắn đầu búa thủy lực sẽ phá toàn bộ phần cọc bê tông dư, nhưng để đảm bảo an toàn cho phần cọc còn lại thì xe cơ giới chỉ đập phá phần cọc bê tông đến cách cao độ được đánh dấu khoảng 300mm.

3. Đục tỉa bằng thiết bị cầm tay:

Tiến hành đục tỉa hoàn thiện bằng thiết bị cầm tay

Hình 2: Đục tỉa phần bê tông còn lại

Sau khi công việc đục phá bằng xe cơ giới đã hoàn tất, công việc tiếp theo là đục tỉa hoàn thiện bằng thiết bị cầm tay như: máy bắn điện hoặc máy bắn hơi.

Kết luận:

Sẽ có nhiều phương án khác nhau cho việc đập phá đầu cọc bê tông, nhưng tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, con người, thiết bị và năng lực thi công của từng nhà thầu phá dỡ công trình. Vì vậy biện pháp trên được chúng tôi đưa ra dựa trên sự trãi nghiệm và kết quả thực tế qua các công trình. Mọi thắc mắc và góp ý có thể liên hệ dịch vụ hoặc gửi về qua mail This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. để được giải đáp nhanh nhất.

- Nguồn: Dịch vụ đập phá đầu cọc bê tông -

Tag: tháo dỡ công trình, khoan cắt bê tông, cắt đục nền xưởng, khoan phá bê tông, khoan rút lõi bê tông, khoan cấy thép