1. Skip to Menu
  2. Skip to Content
  3. Skip to Footer

Phá dỡ công trình xây dựng

Phá dỡ công trình xây dựngỞ Việt Nam đang tồn tại một nghịch lý: nơi thì không có chổ ở an toàn, nơi thì hàng ngàn căn hộ bỏ không? Vậy đâu là giải pháp cho bài toán nhà đất Việt nam 2013 mà bấy lâu nay đang chìm sâu trong vũng lầy từ chính các nhà đầu tư tạo ra!

Theo thống kê của Bộ xây dựng Việt nam, trên 2 triệu m2 sàn chung cư và nhà tấm lớn khác được xây dựng từ trước năm 1980 và tập trung chủ yếu ở 2 thành phố lớn là Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Riêng Thủ đô Hà Nội có khoảng 23 chung cư cũ 4 đến 5 tầng và hơn 10 chung cư cũ 1- 2 tầng với gần 1 triệu m2 sàn, bố trí gần 30.000 hộ dân và gần 150.000 nhân khẩu. Trong số này có khoảng 200 nhà lắp ghép tấm có tổng diện tích 450.000 m2 sàn với 15.700 hộ dân. Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước về số chung cư cũ với hơn 400.000 nhà được xây từ trước năm 1975 và hiện nay diện tích cũ nát vào khoảng 500.000 m2. Và các căn nhà, chung cư cũ này đa phần nằm trong nội thành, trung tâm các thành phố lớn.

Phá dỡ công trình xây dựng

Hình 1. Những chung cư cũ thế này cần phá dỡ gấp

Cách đây hơn chục năm để giải quyết bài toán nhà ở cho người dân ở các trung tâm thành phố thì hàng loạt căn nhà tập thể được dựng lên, với biết bao tự hào và thỏa mãn. Nhưng thời gian, kỹ thuật thi công thấp nên đa phần các công trình trên đều xuống cấp trầm trọng, có thể gây nguy hiểm tính mạng cho hàng ngàn người dân bất cứ lúc nào. Đó là chưa kể với thiết kế cũ không còn phù hợp, những người chủ căn nhà đã tự cải tạo, cơi nới, lấn chiếm khuôn viên làm căn hộ thiếu ánh sáng tự nhiên và không khí trong lành. Cùng đó là hệ thống cấp nước bị rò rỉ, hư hỏng và quá tải do nhu cầu sử dụng ngày càng tăng. Đi kèm hiện tượng này là hệ thống cống ngầm thường xuyên tắc, nhà nọ dột thấm sang nhà kia và phần lớn lượng nước thải được các hộ tìm cách “xả ra ngoài” gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Theo tâm sự của chị Nguyễn thanh An ở một chung cư cũ tại quận 10 tphcm tâm sự " Gia đình tôi chỉ biết phó thác số mệnh cho trời" và chị chỉ lên vết nứt dài trên tường.

phá dỡ công trình xây dựng
Cam kết của lãnh đạo thành phố:
Có rất nhiều dự án cải tạo được UBND các thành phố đưa ra để nâng cấp các công trình đang xuống cấp, nhưng việc sửa chữa giống như " đổ muối ra biển lớn". Công việc này tốn ngân sách hàng ngàn tỷ đồng mà tình trạng không được cải thiện bao nhiêu.
Ngay như thành phố Hà Nội - địa phương được đánh giá là tích cực nhất trong cả nước - cũng mới chống lún được cho 12 nhà, xây ốp 13 nhà và xây lại 4 nhà.
Tại cuộc thảo luận của hiệp hội nhà đất Tphcm, ông Bình ( Giám đốc công ty Đất Lam Anh) đã mạnh dạn đưa ra đề xuất: Phá dỡ toàn bộ căn hộ, chung cư xuống cấp để lấy đất xây dựng cao ốc. Đề xuất này gặp rất nhiều ý kiến phản bác, nhưng cũng không ít ý kiến đồng tình.

phá dỡ công trình xây dựng


Mặt trái của sự thật:
Theo thống kê mới nhất, có tới gần 2,5 triệu m2 sàn căn hộ, chung cư mới xây xong nhưng chưa bán được. Và tình trạng ứ đọng một số lượng lớn diện tích ở như vậy đã xuất phát từ năm khủng hoảng BĐS 2010

phá dỡ công trình xây dựng
Hướng giải quyết nào cho thỏa đáng:
Một phép toán đơn giản trong kinh doanh: Một bên có nhu cầu mua nhà <=> Một bên đang " Ế" nhà. Thì phải làm sao để hai bên cùng thỏa mãn?


Vướng mắc phát sinh:
Giá căn hộ mới là quá cao so với khả năng tài chính của người dân sống ở các khu chung cư cũ.
Ý kiến chuyên gia:
Theo ông Đặng Hùng Dũng. " Đa phần các chung cư xuống cấp ở trung tâm thành phố lớn, nên số tiền đền bù cho một căn hộ như vậy cũng rất cao. Nằm trong khoảng 2 đến 4 tỷ đồng. Với số tiền như vậy, người dân hoàn toàn có khả năng mua trả góp một căn hộ 100m2 "


Các nhà đầu tư BĐS:
Việc thu bộn tiền từ đầu tư BĐS ở những năm 2005 - 2009 đã giấy lên phong trào đầu tư nhà đất, nhà nhà đầu tư, người người đầu tư. Và có hiện tượng thao túng giá cả của một nhóm đại gia nhà đất, dẫn đến tình trạng " giá ảo" và " nhu cầu ảo". Khi quả bóng " ảo" đó lớn quá mức không thể kiểm soát được thì cuộc khủng hoảng nhà đất đã nổ ra vào năm 2010.
Vì vậy việc đầu tư số tiền lớn để thu lại những đồng trả góp không bù nỗi tiền lãi vay trả ngân hàng nên đa phần các chủ đầu tư không chịu giảm giá.
Người muốn mua thì không bán, người bán không ai mua...Vòng luẫn quẩn biết khi nào dừng lại!


Hoàng thanh - Báo lao động